Sự nguy hiểm của đại dịch Covid 19 đã bao trùm lên khắp các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đỉnh điểm của dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở TP.HCM vào đầu tháng 7/2021. Chính phủ tăng cường truy vết và cách ly những người bị nhiễm virut ra khỏi cộng đồng. Từ đây, những người dương tính với SAR-CoV - 2 (F0) bắt đầu trải qua những ngày sống xa gia đình tại khu cách ly tập trung. Sự lo lắng, trăn trở của gia đình cũng như F0 thể hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người.
Dịch bệnh diễn biến khó lường, sự tiến triển của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe, thể trạng, sức đề kháng, dinh dưỡng, thuốc men, tinh thần, môi trường F0 xung quanh .... vì thế nó càng khiến mọi người lo lắng, thấp thỏm hơn. Sau 7 ngày điều trị tại khu cách ly, F0 sẽ được cơ quan y tế test, kiểm tra nồng độ virut trong cơ thể. Nếu nồng độ virut trong cơ thể thấp hoặc không còn nữa, F0 có thể về và cách ly thêm ở nhà. Ngược lại, họ sẽ tiếp tục ở lại thêm ít nhất 7 ngày nữa để theo dõi, nếu đảm bảo các chỉ số cần thiết sẽ được về nhà. Có những F0 phải trải qua thời gian dài hơn ở trong khu cách ly tập trung. Sống trong môi trường xung quanh đều là người đang nhiễm virut covid 19. Môi trường sống có thể đông đúc, chật hẹp, không được tiện nghi như ở nhà. Đang mang trong mình con virut quái ác, khiến sức khỏe yếu đi, lại không có người thân bên cạnh chăm sóc. Càng khiến F0 cũng như người thân mong mỏi họ nhanh khỏi bệnh để được trở về nhà hơn bao giờ hết.
Quá trình điều trị, chăm sóc bản thân tại khu cách ly là một việc làm hết sức tập trung và thận trọng. Đối với những trường hợp nhẹ, ít hoặc không có triệu chứng thường sẽ sớm được về nhà hơn các trường hợp bệnh nhân còn lại.
Đối với những bệnh nhân trở nặng hơn, bắt buộc phải có sự can thiệp của các thiết bị máy móc chuyên dụng hơn, cần sự theo dõi, thăm khám của các bác sĩ sát sao hơn thì sẽ được chuyển tới các bệnh viện điều trị bệnh nhân covid. Do số lượng bệnh nhân trở nặng quá nhiều, các bệnh viện nòng cốt không thể tiếp nhận hết, buộc Chính phủ phải xây dựng thêm các bệnh viện dã chiến để có thể tiếp nhận và cứu chữa thêm nhiều bệnh nhân hơn. Lúc này, bệnh nhân phải chiến đầu để giành giật sự sống, bằng tinh thần, ý chí của bản thân cộng với sự cố gắng tận tình cứu chữa của các bác sĩ .