Cái chết của bé gái 8 tuổi và những bài học đắt giá

Sự ra đi của bé Vân An 8 tuổi do sự bạo hành của mẹ kế hờ là hồi chuông cảnh báo cho vấn nạn bạo hành gia đình; Sự thiếu khẩn trương, quyết liệt trong việc bảo vệ người khác của những người xung quanh và Ý niệm sinh tồn của trẻ nhỏ.

1. Vấn nạn bạo hành gia đình:

- Bạo hành gia đình là vấn đề nhức nhối nhưng nó lại luôn hiện diện trong gia đình của người dân Việt Nam. Với lối tư duy phong kiến, lạc hậu, độc đoán... vẫn ăn sâu trong nhận thức của người dân Việt Nam. Nó dường như đã chảy vào máu của hết thế hệ này tới thế hệ khác. Họ cho rằng đó là cái quyền của bậc làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị... để dạy dỗ con em của mình bằng đòn roi.

Thế nên, ông cha ta đã có câu: "Thương cho roi cho vọt", không hiểu những người đang cho rằng mình cần dạy dỗ con em họ có hiểu được hết câu thành ngữ trên. Tôi cho rằng: Thường những người đã dùng đến đòn roi để giáo dục người khác chỉ có 2 nguyên nhân: Một thể hiện sự bất lực của họ trong cách diễn đạt để người khác hiểu; Hai là đối tượng được giáo dục không có năng lực tiếp nhận những gì họ truyền đạt.

"Thương cho roi cho vọt" nếu hiểu theo đúng nghĩa đen thì cũng đủ thấy trình độ, khả năng nhận thức của người đó rồi. Vậy nên việc họ áp dụng đúng nghĩa đen của câu thành ngữ để giáo dục người khác thì chúng ta không cần bàn tới kết quả của việc dạy dỗ này nữa. Vì người đi dạy dỗ người khác đã thiếu hụt về năng lực tiếp thu, nhận thức rồi.

- Vấn nạn bạo hành gia đình là việc làm vô nhân đạo, trái pháp luật. Thể hiện sự ngu dốt, độc ác của cá nhân đi bạo hành người khác và sự lỏng lẻo, nhẹ tay của hệ thống pháp luật. Nó không nên được xem là việc của cá nhân, việc của từng gia đình. Nó phải được xem là việc của toàn xã hội, cần được xử lý nghiêm minh, độc lập. 

Nếu cho rằng các nước Tư bản Phương Tây là các nước phát triển. Thì cách đi nhanh nhất là học hỏi những điều tiến bộ họ đang áp dụng hiện nay. Chứ không phải mò mẫm đi từng bước, làm sai, rút kinh nghiệm, rồi mới sáng mắt và thay đổi. Việc làm này chỉ khiến sự lạc hậu kéo dài thêm ra.

2. Sự thiếu khẩn trương, quyết liệt trong việc bảo vệ người khác của những người xung quanh:

- Vẫn với lối suy nghĩ đó. Con tôi tôi dạy. Việc nhà họ cũng không nên can thiệp. Cũng không ai biết, trong một môi trường được cho là văn minh, lành mạnh. Xung quanh là tầng lớp thượng lưu, học thức lại dám để xảy ra sự việc man rợ và nghiêm trọng như vậy. Tôi cho rằng họ đủ trình độ để biết rằng với những hành động tra tấn dã man như vậy, đến người trưởng thành cũng có thể tử vong chứ nói gì đến một đứa con nít. Thế nhưng, kẻ ra tay không hề sợ hậu quả, phải chăng ả cho rằng mình có quyền thế, có người chống lưng nên mới không xem pháp luật và nhân mạng con người ra gì. 

Hành động tra tấn đó không phải bột phát, mà nó lặp đi lặp lại hết ngày này qua ngày khác, với tần suất dày đặc và kéo dài hàng giờ đồng hồ. Thì nó không còn là vấn đề đơn giản nữa. Theo tôi, lúc này những người xung quanh, những người nhận thấy vấn đề bất thường nên có hành động mạnh mẽ, khẩn trương và quyết liệt để bảo vệ bé. Nếu ta biết rằng chính con cái của mình đang bị tra tấn như vậy, thì những người làm cha, làm mẹ yêu thương con cái của mình sẽ đau đớn đến mức nào.

3. Ý niệm sinh tồn của trẻ nhỏ:

- Tôi rất thích chơi với trẻ nhỏ. Và tôi nhận ra trẻ em rất thông minh và chúng có tình cảm, cảm xúc gần như người lớn. Trẻ em chỉ hơn 1 tuổi là các bé đều rất thích trò chuyện, dù các em không hiểu hết được người lớn nói gì, nhưng đa số các biểu cảm cảm xúc của các bé đều phản ứng đúng hoặc gần đúng với điệu bộ của người lớn. 

- Việc giáo dục không có lúc nào là sớm hay muộn cả. Giáo dục đúng cách sẽ luôn mang lại giá trị ngoài sức tưởng tượng. Thiếu kỹ năng sinh tồn là điều nguy hiểm nếu những bậc phụ huynh yêu thương con em mình không giáo dục, chỉ dạy sớm cho các bé.

- Thường xuyên trò chuyện, tâm sự, đặt các câu hỏi tình huống để con đưa ra câu trả lời nếu đúng thì chúng ta động viên. Thiếu thì bổ sung. Sai thì chỉnh sửa và diễn giải để các bé hiểu. Hãy nói chuyện, trao đổi, chỉ dạy các con càng sớm càng tốt. Nhất là khi các bé chưa có khả năng tự bảo vệ mình. Khi các con có những kiến thức cần thiết tối thiểu, các con sẽ biết cách tự cứu lấy mình khi không có ai bên cạnh bảo vệ.

Cái chết của bé gái 8 tuổi và những bài học đắt giá

Tôi mong sao, sẽ không có những câu chuyện đau lòng tương tự như bé Vân An xảy ra nữa. Đâu phải   cứ sinh ra trong gia đình giàu có là hạnh phúc. Các con chỉ hạnh phúc khi bố mẹ giàu có về tình cảm và nhận thức mà thôi!